Bí Quyết Đọc Tâm - Thấu Hiểu Người Khác Chỉ Trong Giây Lát (Tái Bản 2022)
Công ty phát hành | Minh Long |
Tác giả | Trần Bác Nam |
Người Dịch | Nguyễn Lệ Thu |
Nhà xuất bản | Thanh Niên |
Năm xuất bản | 2022 |
Kích thước | 20.5 x 15 x 1.4 cm |
Số trang | 294 |
Loại bìa | Bìa mềm |
Xã hội giống như một ván cờ mà ở đó, một nước đi dù sai lầm hay đúng đắn sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tất cả những lựa chọn tiếp theo. Con người là một “social animal” (loài động vật xã hội), cho nên loài người không thể tránh khỏi việc phải tương tác với thế giới bên ngoài dù muốn hay không. “Bí quyết đọc tâm” dẫn dắt chúng ta lên một hành trình tâm lý học gần gũi và trực quan. Gốc rễ của mọi sự thông thái nằm ở việc tự thấu hiểu trái tim của chính mình, 3 điều dưới đây là những tóm gọn cơ bản về quá trình phát triển của con người để chúng ta có thể hiểu chính mình từ đó giúp cuộc sống trọn vẹn hơn.
Trưởng thành sớm có phải là một điều tốt?
Xã hội ngày càng phát triển, thể chất của trẻ em càng có sự cải thiện rõ rệt, độ tuổi dậy thì cũng giảm xuống. Nguyên nhân cơ bản nhất là do sự chú trọng hơn vào dinh dưỡng, chất lượng cuộc sống, sự đô thị hóa và luồng văn hóa cùng thông tin ngày một phong phú khiến tâm sinh lý của trẻ em biến chuyển rất nhiều. Nhưng đây không hoàn toàn là điều đáng mừng: Số lượng trẻ từ 0 – 6 tuổi bị gãy xương tăng gấp đôi so với 20 năm về trước, độ linh hoạt của chân tay trẻ cũng không tốt,… Xã hội hiện đại còn sinh ra “bệnh tiểu thư”, “bệnh công tử”. Dòng chảy thời đại gây ra những vấn đề mà chúng đều có 2 mặt của nó. Giai đoạn phát triển tâm lý của con người cũng không còn cố định rõ ràng.
“Bí quyết đọc tâm” chỉ ra rằng tốc độ phát triển của mỗi cá nhân là khác nhau, cho nên không nên so sánh hay thúc ép tự nhiên. Tuy nhiên, việc hiểu được giai đoạn phát triển là tiền đề cho sự đúng đắn trong việc định hướng cho cuộc đời sau này.
Các giai đoạn phát triển của một con người
Giai đoạn sơ sinh là thời kì mà tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái bắt đầu bộc lộ, cho đến giai đoạn bú sữa mẹ, cai sữa và tập đi, tập nói. Đây là giai đoạn trẻ dễ thương nhất. Giai đoạn nhà trẻ (1-3 tuổi) là thời điểmtrẻcó tiến bô rõ rệt trong khả năng vận động và sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên ở giai đoạn này bắt đầu có sự chênh lệch giữa các cá thể, do đó, cha mẹ hay so sánh con mình với con người khác do lo lắng “con mình không bằng con nhà người ta”. Đây cũng là lúc diễn ra “giai đoạn phản kháng thứ nhất”. Từ 6-11 tuổi (nhi đồng) là giai đoạn trẻ em học hỏi về cuôc sống. Thời kì rực rỡ nhất của đời người thường diễn ra vào giai đoạn thanh niên (16-30 tuổi), tốc độ phát triển của con người ở thời điểm này nhanh như vũ bão, Theo nhà tâm lý học nổi tiếng đi theo trường phái Freud mới Erik H.Erikson, thời kì thanh niên là “giai đoạn mâu thuẫn giữa gắn bó và cô lập trong các mối quan hệ hay mâu thuẫn giữa sự thân thiện với sự tách biệt” và đồng thời là “giai đoạn mâu thuẫn về cái tôi và sự mơ hồ về vai trò bản thân”.