Danh mục sản phẩm
Hương Trang

Khóa Hư Lục - Tác Phẩm Thiền Bàn Về Lẽ Hư Vô

Tình trạng: Còn hàng   |   Mã SKU: SP028-21
100,000₫
Phương thức thanh toán

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN:

Đơn hàng từ 499k

HỖ TRỢ NHANH:

Hotline/Zalo - 0777.1111.78

CT KHUYẾN MÃI:

Nhiều quà tặng hấp dẫn

CHÍNH SÁCH ĐẠI LÝ:

Chiết khấu cao cho khách sỉ

Mô tả sản phẩm

“KHÓA HƯ LỤC” – TÁC PHẨM THIỀN BÀN VỀ LẼ HƯ VÔ

Sinh ra làm thiên tử mà tâm lại đặt ở chỗ cửa Thiền – đây là điểm đặc biệt của vua Thái Tông Trần Cảnh. Trần Thái Tông ít được nhắc tới như một ông vua có Phật tính cao mà thường được nhắc tới như vị vua mở đầu nhà Trần. Nhưng những gì ông để tại trong lịch sử lại cho chúng ta thấy rằng ông không chỉ đặt nền móng cho dòng họ Đông A mà còn đặt nền móng cho Thiền tông triều Trần, mà Trần Nhân Tông là người đã kế thừa và hoàn thiện. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm Thiền luận xuất sắc mà trong đó phải kể đến “Khóa hư lục”.

Là một người được đưa lên ngôi vua từ khi còn bé, nhưng chứng kiến cảnh quyền mưu tranh đoạt chốn triều đình, Trần Thái Tông sớm chán nản. Câu chuyện về vị hoàng đế trẻ tuổi trốn lên núi Yên Tử cầu học đạo đã được ghi lại trong bài tựa “Thiền tông chỉ nam” của ông:

Đêm mùng ba tháng tư năm Bính Thân, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ năm (1236), Trẫm đổi y phục đi ra khỏi cửa cung, bảo tả hữu rằng: “Trẫm muốn đi dạo để ngầm nghe lời dân, biết được chí dân, mới hiểu thấu nỗi khó khăn của họ.” Bấy giờ tả hữu theo Trẫm không quá bảy tám người. Giờ hợi đêm ấy, Trẫm cỡi một ngựa lặng lẽ ra đi; sang sông thẳng về hướng đông, mới nói thật lòng cho tả hữu biết. Tả hữu ngạc nhiên, tất cả đều khóc. Giờ mẹo hôm sau, đến bến đò Đại Than bên núi Phả Lại, sợ có người biết, Trẫm lấy áo che mặt qua sông, đi tắt theo đường núi. Đến tối vào nghỉ chùa Tăng Giác Hạnh, đợi sáng lại đi. Leo trèo lặn lội, núi hiểm suối sâu, ngựa mỏi mệt không thể tiến lên được; Trẫm bèn bỏ ngựa vin vách đá mà lần bước, đến giờ mùi mới tới sườn núi Yên Tử. Sáng hôm sau, Trẫm trèo thẳng lên đỉnh núi, tham kiến vị Đại Sa-môn Quốc sư Trúc Lâm. Quốc sư vừa thấy Trẫm mừng rỡ, ung dung bảo:

“Lão tăng ở lâu nơi sơn dã, xương cứng mặt gầy, ăn rau đắng cắn hạt dẻ, uống nước suối dạo cảnh rừng, lòng như mây nổi theo gió đến đây. Nay bệ hạ bỏ ngôi nhân chủ, nghĩ đến nơi quê hèn rừng núi, chẳng hay bệ hạ mong cầu điều gì mà đến đây?”

 

“Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ ở trong tâm. Tâm lặng mà biết gọi là Chân Phật. Nay bệ hạ nếu ngộ tâm này thì tức khắc thành Phật, không nhọc tìm cầu bên ngoài.”

Bấy giờ ông chú Trần Công, người em họ mà tiên quân gởi gắm đứa con côi, sau khi tiên quân bỏ thế gian và quần thần, Trẫm phong làm Thái sư tham dự quốc chính. Nghe tin Trẫm trốn đi, ông liền sai tả hữu đi mọi nơi dò tìm tung tích, rồi cùng người trong nước lên đến núi này. Gặp Trẫm, ông thống thiết nói:

“Thần nhận sự ủy thác của tiên quân, tôn bệ hạ làm chúa thần dân. Lòng dân trông đợi ở bệ hạ như con nhỏ mong đợi cha mẹ. Huống nữa, ngày nay các cố lão trong triều đều là bề tôi thân thuộc, dân chúng sĩ thứ ai cũng vui vẻ phục tùng. Cho đến đứa bé lên bảy cũng biết bệ hạ là cha mẹ dân. Vả Thái Tổ bỏ thần mà đi, nấm đất trên mồ chưa khô, lời dặn dò còn vẳng bên tai. Mà nay bệ hạ trốn lánh vào núi rừng, ẩn cư để mong thỏa mãn chí mình. Như thần nghĩ, bệ hạ tính kế tự tu thì có thể được, còn quốc gia xã tắc thì sao? Chỉ để lời dạy suông cho đời sau, chi bằng đem thân mình làm gương trước cho thiên hạ. Bệ hạ nếu không nghĩ lại, chúng thần cùng người trong thiên hạ đồng chết ngay hôm nay, quyết chí không trở về.”

Sản phẩm đã xem